Tủ quần áo chống nấm mốc giải pháp cho căn nhà của bạn

Tủ quần áo là nơi chúng ta cất giữ những bộ trang phục yêu thích, tuy nhiên, nó cũng là nơi lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tủ quần áo dễ bị ẩm mốc? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Khang Ngân tìm hiểu về cách chống nấm mốc cho tủ quần áo hiệu quả qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân khiến tủ quần áo bị ẩm mốc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tủ quần áo bị ẩm mốc, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Thời tiết nồm ẩm: Độ ẩm trong không khí cao, đặc biệt là vào những ngày mưa kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
  • Chất liệu tủ kém chất lượng: Tủ quần áo được làm từ chất liệu kém chất lượng, không có khả năng chống ẩm tốt sẽ dễ bị ẩm mốc.
  • Bảo quản quần áo ẩm ướt: Để quần áo ẩm ướt trong tủ khiến hơi ẩm tích tụ, tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi.
  • Vị trí đặt tủ không phù hợp: Đặt tủ quần áo sát tường, gần nơi ẩm thấp cũng làm tăng nguy cơ tủ bị ẩm mốc.

8+ cách xử lý, khử mùi tủ quần áo bị mốc đơn giản, nhanh chóng

Ẩm mốc tủ quần áo tuy gây đau đầu nhưng không khó để xử lý. Cùng tham khảo các cách sau đây để xử lý nấm mốc, trả lại tủ quần áo luôn sạch sẽ, thơm mát.

Cách xử lý, loại bỏ nấm mốc trên tủ quần áo

  • Lau sạch nấm mốc: Đối với các đốm nấm mốc mới xuất hiện, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau sạch và phơi khô tủ dưới ánh nắng mặt trời.
  • Dùng giấy ráp và sơn: Đối với những vết nấm mốc lâu ngày, khó lau sạch bằng khăn, bạn có thể sử dụng giấy ráp chà lên bề mặt bị mốc. Sau đó, dùng sơn hoặc sơn bóng quét lại trên bề mặt, có thể phủ thêm một lớp chống ẩm.
  • Giặt sạch quần áo: Quần áo bị ẩm mốc nên được giặt thật sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc.
  • Dọn dẹp lại toàn bộ tủ quần áo: Dọn dẹp lại toàn bộ tủ quần áo là cách để xử lý nấm mốc, hạn chế nguy cơ nấm mốc tiếp tục phát triển.
Dọn dẹp tủ quần áo gọn gàng

Sử dụng hỗn hợp Javen, giấm và baking soda xử lý tủ quần áo bị mốc

  • Pha hỗn hợp: Chuẩn bị 1 thìa baking soda, 2 thìa nước javen 50ml pha loãng và 200ml nước. Sau đó, tiến hành hòa tan hỗn hợp rồi đổ vào bình xịt.
  • Vệ sinh tủ: Dùng chổi quét sơn để sạch phần nấm mốc ở mọi ngóc ngách trong tủ sau đó xịt trực tiếp hỗn hợp mới pha lên bề mặt tủ và dùng chổi chà thật kỹ.

Cuối cùng, hãy dùng một chiếc khăn khô lau tủ cho đến khi khô hoàn toàn để đảm bảo tủ không bị hút ẩm ngược vào trong! Lưu ý, trước khi thực hiện phương pháp này bạn hãy đeo khẩu trang và chuẩn bị găng tay để nấm mốc và các chất hóa học của thuốc tẩy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn!

Sử dụng dung dịch xử lý tủ quần áo bị ẩm mốc chuyên dụng

Nếu đã thực hiện những cách làm trên nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả thì hãy tham khảo một số loại dung dịch tẩy nấm mốc cho nội thất nhé. Một số dung dịch tẩy mốc hiệu quả cho tủ quần áo mà bạn có thể tham khảo như: dung dịch tẩy mốc Smart, Lotux MossClean, dung dịch Cocorex Mould & Mildew Spray,…

Những loại dung dịch này có chất tẩy khá mạnh nên có thể dễ dàng xử lý được các tình trạng như tủ quần áo bị mốc nặng. Để có thể loại bỏ nấm mốc một cách triệt để nhất, bạn hãy lau sơ các vết mốc một lượt sau đó mới tiến hành sử dụng dung dịch theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhé.

Cách khử mùi ẩm mốc trong tủ quần áo hiệu quả, nhanh chóng

Sau khi loại bỏ được nấm mốc, mùi khó chịu có thể vẫn còn đó. Dùng những nguyên liệu có tính hút ẩm hay mùi hương dễ chịu để khử mùi, chống ẩm mốc tủ quần áo cũng là cách để xử lý mùi ẩm mốc trong tủ quần áo rất hữu hiệu.

  • Than hoạt tính: Than hoạt tính từ lâu đã được biết đến với khả năng hút ẩm, khử mùi hôi tủ quần áo tuyệt vời. Tuy nhiên, cần chú ý cẩn thận khi sử dụng than hoạt tính để hút ẩm tủ quần áo vì bụi than rất dễ dính bẩn quần áo và rất khó giặt sạch.

  • Lá trà: Bạn có thể cho lá trà vào trong túi vải hoặc giấy báo. Đặt các túi/gói này vào góc tủ quần áo, nó sẽ phát huy công dụng chống ẩm, khử mùi ẩm mốc trong tủ quần áo mà không để lại bất cứ tác động phụ nào đối với áo quần.
  • Bã cà phê: Dùng bã cà phê để chống ẩm mốc tủ quần áo cũng là một phương pháp được rất nhiều gia đình sử dụng. Bã cà phê không chỉ hút ẩm tốt mà nó còn có thể khử mùi rất hiệu quả do có hương thơm tự nhiên. Bạn chỉ cần bỏ bã cà phê vào túi lọc sau đó đem treo vào trong tủ quần áo của mình. Bã cà phê sẽ từ từ hấp thụ mùi hôi và ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc cho tủ quần áo.
  • Giấy báo: Giấy báo từ lâu được nhiều người sử dụng để hút ẩm trong những đồ vật, vật dụng bị ẩm như giày dép. Tương tự, tủ quần áo bị ẩm cũng có thể dùng giấy báo để lót ở dưới đáy trước khi bạn xếp quần áo lên. Giấy báo sẽ hút ẩm và giữ cho quần áo luôn khô thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra, chất mực in còn có thể xua đuổi côn trùng như gián, kiến,…
  • Túi thơm: Để loại bỏ một cách nhanh chóng nhất mùi ẩm mốc tủ quần áo, bạn có thể dùng túi thơm/ sáp thơm và treo lên hay để vào một góc tủ quần áo. Tuy nhiên, nếu bạn dễ dị ứng với mùi hương liệu hóa học thì nên cân nhắc sử dụng phương pháp này.
  • Xịt thơm: Hiện nay, các loại xịt thơm quần áo với nhiều công dụng chống ẩm và lưu hương tốt như: xịt thơm quần áo 3 in 1 Julyhouse, xịt vải Downy, xịt thơm khử mùi Bounce Rapid Touch-up,… Những sản phẩm này không chỉ giúp giữ hương thơm, chống ẩm mà còn có thể chống nhăn. Hãy tham khảo và lựa chọn một mùi hương mà mình ưa thích để giúp cho tủ quần áo của bạn lúc nào cũng được thơm tho hơn!

Gợi ý phương pháp chống ẩm mốc tủ quần áo

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương pháp tối ưu nhất để hạn chế tình huống ẩm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Tiết kiệm được thời gian, công sức xử lý tủ quần áo bị ẩm mốc. Hạn chế tối đa những tổn thất mà ẩm mốc đem lại.

  • Phơi khô quần áo: Quần áo trước khi cất vào tủ nên kiểm tra kỹ đã khô hoàn toàn hay chưa, sau đó mới nên treo hoặc xếp gọn vào tủ. Có thể phân loại quần áo để tránh tình trạng hút nước của các loại vải.
  • Xem lại vị trí đặt để chống ẩm tủ quần áo: Không nên đặt tủ quần áo quá sát tường, nên để cách tường ít nhất khoảng 1cm để tránh hơi ẩm bám vào tủ gây ra ẩm mốc tủ quần áo. Không nên đặt tủ gần đường ống dẫn nước, nếu như ống nước bị rò rỉ thì việc tủ quần áo bị ẩm mốc rất khó tránh khỏi. Nếu chân tủ quần áo không cao thì nên kê thêm vào phía dưới một tấm lót chống thấm nước.
  • Thường xuyên thông khí ngăn chặn ẩm mốc tủ quần áo: Tủ quần áo không thông thoáng khí là một trong những điều kiện hình thành nấm mốc. Thường xuyên lưu thông khí trong tủ, nên mở cửa tủ thông thoáng vào ngày nắng ấm. Hạn chế mở tủ quần áo vào những ngày nồm ẩm, mưa nhiều tránh hơi nước tích tụ và thấm vào vải.
  • Dùng máy hút ẩm để chống ẩm mốc tủ quần áo: Một trong những cách chống ẩm mốc tủ quần áo hữu hiệu nhất là dùng máy hút ẩm. Máy sẽ hút đi hơi ẩm trong không khí và đem lại luồng không khí khô thoáng. Từ đó, làm giảm độ ẩm trong không khí và hạn chế tối đa hiện tượng ẩm mốc trong tủ quần áo. Hơn nữa, ngôi nhà và các đồ dùng nội thất cũng sẽ được bảo vệ an toàn khỏi độ ẩm.

Trên đây là những cách xử lý, khử mùi và chống ẩm mốc tủ quần áo đơn giản, dễ làm theo và vô cùng hữu hiệu. Nếu tủ quần áo của bạn có những dấu hiệu ẩm mốc hay xuất hiện mùi lạ, đặc biệt vào những ngày độ ẩm cao, đừng chủ quan mà hãy kiểm tra thử xem nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *